Mục lục
Bạn đang băn khoăn “Nên lát sàn gỗ tự nhiên hay sàn gỗ công nghiệp” cho ngôi nhà của mình. Hãy cùng chúng tôi “So sánh sàn gỗ tự nhiên và công nghiệp” từ cấu tạo đến những ưu nhược điểm của từng loại xem chúng khác nhau như thế nào. Hy vọng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn loại sàn phù hợp với mình!
I. So sánh cấu tạo sàn gỗ tự nhiên và công nghiệp
Cấu tạo sàn gỗ tự nhiên
Gồm 3 phần chính:
- Cốt gỗ – Lõi gỗ: Được làm từ các loại gỗ tự nhiên như: Tre, Sồi, Lim, Hương, Căm xe, Gõ… Phần cốt gỗ này thường được xử lý theo phương pháp tẩm, sấy. Sàn gỗ tự nhiên có đẹp và bền hay không phụ thuộc hoàn toàn vào phần cốt – lõi gỗ này là chính.
- Sơn phủ bề mặt: Đối với gỗ tự nhiên để có bề mặt gỗ đẹp, sáng, bóng. Phần bề mặt sau khi được gia công làm nhẵn sẽ được phủ nhiều lớp sơn như: Sơn tạo màu vecni, Sơn PU…
- Hèm khoá: Sàn gỗ tự nhiên sử dụng kiểu hèm khoá đơn giản nhất. (Tongue&Groove – Mộng & Hèm). Phải sử dụng keo sữa trong quá trình lắp đặt.
Cấu tạo sàn gỗ công nghiệp
Gồm 5 phần chính:
- Cốt gỗ – Lõi gỗ: Được làm từ các loại gỗ công nghiệp như: Plywood, HDF, CDF lõi gỗ có thể có các màu xanh, đen, nâu vàng.
- Bề mặt Laminate kim loại sợi: Lớp bề mặt này là các tấm Laminate (vật liệu đẳng hướng được phát minh ra vào năm 1913 bởi Herbert A Faber và Daniel J O’Connor tại Mỹ). Một số loại laminate như: ARALL (sợi aramid và nhôm), ALOR (nhôm và sợi hữu cơ), GLARE và SIAL (sợi thủy tinh và nhôm), và TIGR (sợi titan và graphite).
- Giấy tạo màu sắc vân gỗ: Sử dụng công nghệ in 2D hoặc 3D. Lớp này được làm từ nhựa ép nén ở nhiệt độ 220 độ C và áp lực cao dưới lớp Oxit nóng chảy làm bám chặt vào lớp cốt gỗ. Giúp cho bề mặt Laminate luôn bền màu và vân gỗ tự nhiên cân bằng ổn định.
- Hèm khoá: Sử dụng công nghệ hệ thống hèm khoá hiện đại. Thuộc thế hệ hèm khoá III và IV.
- Lớp đế lót: Ép nhiệt cao kết chặt dưới phần cốt gỗ. Có tác dụng cân bằng giữ phẳng và chống ẩm, tạo thành lớp đáy cân bằng mặt dưới so với lớp mặt trên giữ cho tấm ván luôn phẳng.
(Xem thêm: Cấu tạo sàn gỗ công nghiệp)
Qua phần trên chúng ta thấy sàn gỗ công nghiệp có cấu tạo phức tạp hơn so với sàn tự nhiên. Vậy nó có điểm nào tốt hơn sàn gỗ tự nhiên không? Hãy cùng chúng tôi so sánh chi tiết hơn về các tính năng – đặc điểm của 2 loại sàn này ở phần dưới đây.
II. So sánh về các tính năng – đặc điểm của sàn tự nhiên và công nghiệp
- Việc so sánh sàn gỗ tự nhiên và công nghiệp trên lý thuyết thì chắc chắn một điều sàn gỗ tự nhiên sẽ hơn hẳn sàn công nghiệp. Bởi có nhiều cây gỗ khi khai thác có tuổi đời lên tới hàng vài trăm năm – Chất lượng gỗ siêu tốt. Điều này được minh chứng qua các công trình sử dụng sàn gỗ tồn tại hàng trăm năm như các ngôi nhà cổ, điện thờ, di tích…
- Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam hầu hết các loại gỗ như vậy không còn. Nếu còn thì việc khai thác cũng rất khó bởi việc này đã bị cấm vì gây phá huỷ hệ sinh thái rừng. Hiện nay trên thị trường chủ yếu là các loại gỗ như: Nam Phi, Nam Mỹ, Lào, Campuchia. Tuy nhiên tất cả những loại gỗ tự nhiên hiên nay không thể nào có chất lượng tốt như vài chục năm trước.
Vì vậy phần so sánh dưới đây sẽ dựa trên những đặc điểm của các loại sàn gỗ tự nhiên hiện nay so với sàn công nghiệp.
a) Về độ bền
Về độ bền giữa sàn tự nhiên và sàn công nghiệp dựa trên các yếu tố sau:
- Khả năng chống ẩm, chịu nước, mối mọt: Sàn gỗ công nghiệp sẽ hơn hẳn sàn gỗ tự nhiên. Trên thực tế một số thương hiệu sàn gỗ công nghiệp có chế độ bảo hành cho những vấn đề như: cong vênh, co ngót, mối mọt, ngập nước. Còn sàn gỗ tự nhiên thì hầu như không có đơn vị nào bảo hành. Bởi bản chất sàn tự nhiên rất hay bị những hiện tượng này. Ngoại trừ một số loại gỗ cao cấp.
- Khả năng chịu nhiệt: Tất nhiên là sàn gỗ công nghiệp sẽ có khả năng chịu nhiệt chống cháy tốt hơn sàn tự nhiên. Sàn công nghiệp đặt tiêu chuẩn chống cháy B1.
- Khả năng chịu va đập: Nếu xét cùng một độ dày thanh ván sàn thì sàn gỗ tự nhiên sẽ có phần nhỉnh hơn. Bởi liên kết gỗ tự nhiên có khả năng đàn hồi chịu lực tốt hơn.
- Khả năng chống chày xước bề mặt: Sàn tự nhiên có độ chống xước không thể bằng sàn công nghiệp. Bởi sàn gỗ tự nhiên chỉ sử dụng các loại sơn PU, Vecni… khả năng chống chày xước kém. Còn bề mặt sàn công nghiệp là Laminate kim loại sợi với độ chống chày xước bề mặt cao.
Một số lỗi hay gặp khi sử dụng lâu ngày. Chủ yếu đối với sàn gỗ tự nhiên như: Bề mặt bong lớp sơn, bạc màu, cong vênh khi ẩm, mối mọt.
Về tổng thể thì sàn gỗ công nghiệp sẽ có độ bền nhỉnh hơn sàn gỗ tự nhiên.
b) Về tính thẩm mỹ và thân thiện với người sử dụng.
- Tính thẩm mỹ
Từ màu sắc, kích thước, kiểu vân thì sàn gỗ công nghiệp đều rất đẹp và đa dạng đáp ứng được mọi không gian nội thất. Trong khi đó sàn tự nhiên tại Việt Nam chỉ có một vài loại cơ bản.
Ván sàn gỗ công nghiệp có những bề mặt vân đặc biệt mà tự nhiên không có. Sẽ khiến không gian của bạn trở nên ấn tượng.
- Thân thiện với người sử dụng
- Sàn gỗ công nghiệp hay tự nhiên có đặc tính của gỗ đông ấm hè mát. Người dùng không bị cảm giác lạnh chân, tốt cho sức khoẻ khi sử dụng sàn gỗ như gạch men. Đặc biệt khi trong nhà có người lớn tuổi và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó đối với những ngày thời tiết có độ ẩm cao (đặc biệt với thời tiết Nồm miền Bắc) thì sàn gỗ khô ráo sạch sẽ hơn sàn gạch men ẩm ướt.
- Mọi người thường lo lắng sàn gỗ công nghiệp có chứa hoá chất độc hại không tự nhiên ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng. Tuy nhiên hầu hết các loại sàn gỗ công nghiệp đều đạt tiêu chuẩn khí phát thải E1. An toàn cho người sử dụng.
- Còn sàn gỗ tự nhiên tưởng chừng như sẽ an toàn. Nhưng trên thực tế trong quá trình sản xuất sàn tự nhiên công đoạn tẩm sấy chống mối mọt, sơn phủ bề mặt có chứa lượng lớn các chất độc hại. Không được kiểm định các tiêu chuẩn khí phát thải như sàn công nghiệp. (Không có giấy tờ chứng minh độ an toàn tới sức khoẻ của sản phẩm)
- Sàn gỗ tự nhiên thường hay bị kêu hơn sàn công nghiệp. Phát ra những tiếng khó chịu khi di chuyển trên nền.
Những năm gần đây sàn gỗ công nghiệp đang dần “lên ngôi” và chiếm lĩnh thị trường. Ưu điểm của sàn gỗ công nghiệp luôn mang lại vẻ đẹp sang trọng, gần gũi với thiên nhiên và đặc biệt an toàn.
c) Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng và khả năng tái sử dụng.
- Lắp đặt:
Sàn gỗ tự nhiên: Thi công phức tạp mất thời gian. Do phải dùng đến keo sữa kết dính hèm khoá. Hoặc làm khung xương bên dưới yêu cầu kỹ thuật cao. Lưu ý: Nếu bạn sử dụng khung xương gỗ thì nên chọn loại gỗ tốt, tránh bị mục nát như hình dưới đây.
Sàn gỗ công nghiệp: Thi công nhanh chóng, có thể sử dụng được ngay sau khi lắp đặt.
- Sửa chữa bảo dưỡng:
Đối với sàn gỗ công nghiệp: Thường ít mắc lỗi hỏng phải sửa chữa hơn sàn tự nhiên. Việc sửa chữa thay thế đơn giản. Ngoài ra sàn công nghiệp không cần phải bảo dưỡng, làm lại bề mặt như sàn tự nhiên. (Dùng lâu ngày cũ – xấu là bỏ)
Đối với sàn gỗ tự nhiên: Việc sửa chữa đối với sàn tự nhiên cũng đơn giản. Tuy nhiên sàn tự nhiên thường sẽ phải bảo dưỡng đánh bóng, phục hồi sau một thời gian sử dụng (5-7 năm).
- Khả năng tái sử dụng:
Cả 2 loại sàn này đều có khả năng tái sử dụng. Sàn gỗ tự nhiên vẫn được sử dụng lại nhiều hơn. Đặc biệt là những loại gỗ quý – đắt tiền.
d) Về giá thành
Về giá thành sản phẩm: Sàn gỗ tự nhiên có giá cao hơn nhiều so với sàn gỗ công nghiệp.
Giá sàn gỗ công nghiệp loại trung bình giá khoảng: 300.000đ/1m2.
Giá sàn gỗ tự nhiên trung bình giá khoảng: 600.000đ/1m2.
III. Vậy nên lát sàn gỗ tự nhiên hay công nghiệp
Qua Phần I & II chúng ta có thể thấy mỗi loại đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Vì vậy việc đưa ra quyết đinh “nên lát sàn gỗ tự nhiên hay công nghiệp” sẽ tuỳ thuộc vào sở thích và nhu cầu cá nhân của từng người.
Ngoài ra, đối với bất kỳ loại sàn nào bạn muốn không gian có tính thẩm mỹ cao thì việc chọn – phối màu sàn và nội thất là vô cùng quan trọng.
Có một số tư vấn dành riêng cho bạn như:
- Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí. Độ bền ổn định thì sàn gỗ công nghiệp là sự lựa chọn lý tưởng.
- Nếu bạn thích sàn gỗ tự nhiên thì nên lựa chọn những loại gỗ tốt. Với mức giá từ 1.000.000 đ/m² trở lên. Còn nếu với mức kinh phí thấp hơn 1.000.000 đ/m² thì nên sử dụng sàn gỗ công nghiệp sẽ đảm bảo hơn.
- Những phong cách nội thất hiện đại, cần tạo điểm nhấn bởi những màu sắc sàn đặc biệt. Thì bạn nên chọn sàn gỗ công nghiệp bởi sàn tự nhiên về màu sắc rất hạn chế.
- Sàn gỗ công nghiệp và tự nhiên chủ yếu lắp đặt ở các khu vực trong nhà. Còn ngoài trời thì không nên sử dụng.
- Trong một số trường hợp bạn muốn sửa nhà thì sử dụng sàn gỗ công nghiệp sẽ dễ dàng lắp đặt, tháo dỡ hơn.
- Những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước thì không nên lắp sàn gỗ như: nhà vệ sinh, sảnh…
- Lưu ý khi mua sàn gỗ tự nhiên bạn phải là người thực sự sành sỏi am hiểu về gỗ tự nhiên. Bởi gỗ tự nhiên nhiều loại rất khó để phân biệt với nhau đặc biệt sau khi được sơn phủ.
Mời các bạn tham khảo thêm hơn: 500 mẫu sàn gỗ công nghiệp.
Để giải đáp thêm thắc mắc của bạn về sàn gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 02466 505 606 – 0886 505 606 để nhận tư vấn trực tiếp!
Xin chân thành cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi!