cấu tạo sàn nhựa

【Cấu tạo sàn nhựa】| Phân biệt các loại sàn nhựa PVC, SPC, WPC

Cấu tạo sàn nhựa.

Hiện nay trong các vật liệu xây dựng được sử dụng để lát nền thì sàn nhựa đang ngày càng được nhiều người biết đến. Bởi những đặc tính riêng mà nó mang lại như:

  • Chống nước.
  • Không nấm mốc.
  • Chống bén lửa.
  • Giá thành rẻ.
  • Thi công đơn giản nhanh chóng

Tuy nhiên để có được những đặc tính như vậy thì các nhà nghiên cứu đã làm thế nào để tạo ra một sản phẩm sàn nhựa có kết cấu tốt đến thế.

Hôm nay Hanasan xin phép được giới thiệu với các bạn chi tiết về cấu tạo sàn nhựa để các bạn có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm này.

Hiện nay trên thị trường có 3 loại sàn nhựa bao gồm: Sàn nhựa PVC (sàn nhựa dán keo), Sàn nhựa SPC (sàn nhựa hèm khóa) và Sàn nhựa WPC (sàn gỗ nhựa). Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số đặc tính cũng như cấu tạo của 3 loại sàn này các bạn nhé.

I.Cấu tạo sàn nhựa

Cấu tạo sàn nhựa PVC, SPC, WPC

Cấu tạo sàn nhựa PVC, SPC, WPC

Cấu tạo chung của các loại sàn nhựa bao gồm 5 phần chính:

  1.  Lớp phủ UV: Có tác dụng làm cứng và tăng sức căng bề mặt. Giúp bảo vệ cho sản phẩm không bị bay màu. Đảm bảo độ bền cho sàn.
  2. Lớp áo: Có tác dụng chống mài mòn. Chống trơn trượt. Chống nấm mốc.
  3. Lớp tạo vân: Giúp sàn nhựa tạo nên các vân tinh tế, chân thực như: vân gỗ, vân đá, vân thảm… đa dạng về màu sắc và kiểu dáng.
  4. Lớp lõi: Được tạo thành từ nhựa PVC, SPC, WPC. Có tính đàn hồi tốt, chống cháy lan, khả năng chịu lực tốt. Độ bền tuỳ thuộc vào đặc tính của từng loại lõi trên.
  5. Lớp đế nhựa: Khiến sàn nhựa có tác dụng chống sự bốc hơi nước từ dưới mặt đất. Chống nồm trong thời tiết nhiệt đới ẩm ở Việt Nam. Có tính năng gắn kết chặt với keo dán chuyên dụng với mặt sàn. Thường được làm bằng nhựa tổng hợp PE hoặc cao su non.

Về cơ bản tất cả các loại sàn nhựa đều có cấu tạo chung giống nhau. Khác nhau chủ yếu nằm ở phần lõi và bề mặt.

II.Phân biệt các loại sàn nhựa trên thị trường PVC, SPC, WPC.

1) Sàn nhựa PVC (Sàn nhựa dán keo)

Sàn nhựa PVC (Polyvinyl chloride). Hay còn được gọi là sàn nhựa dán keo. Trên thị trường có 2 loại sàn nhựa PVC dạng cuộn hoặc dạng miếng.

Sàn nhựa PVC dạng cuộn và dạng miếng

Sàn nhựa PVC dạng cuộn và dạng tấm nhỏ

Đặc điểm của sàn nhựa PVC (Sàn nhựa dán keo).

Sàn nhựa PVC hay còn được gọi là sàn nhựa dán keo. Với phần lõi được làm 100% từ nhựa tổng hợp PVC (Polyvinyl chloride). Là loại sàn nhựa có đầu tiên trên thị trường. Với độ dày mỏng từ 1- 3 mm tuỳ từng loại.

sàn nhựa PVC được làm từ nhựa tái sinh

Lưu ý sàn nhựa PVC có cốt màu đen – ghi là nhựa tái sinh

Ưu điểm của sàn nhựa PVC

  • Nhựa PVC có đặc tính là mềm dẻo, độ đàn hồi lớn, chịu được áp lực.
  • Sàn nhựa PVC có giá thành rẻ nhất trong tất cả các loại sàn nhựa giá giao động trung bình từ 90.000 đ/1m2 – 200.000 đ/1m2 tuỳ từng loại.
  • Màu sắc tương đối đa dạng với nhiều mẫu mã.

Lưu ý: Giá thành sản phẩm sàn nhựa PVC rẻ bởi đa phần sàn được sản xuất từ nhựa tái sinh.

Nhược điểm của sàn nhựa PVC (Sàn nhựa dán keo)

  • Thi công phải sử dụng đến keo kết dính rất mất thời gian, độc hại. Ngoại trừ một số loại miếng có sẵn keo dán.
  • Bề mặt chống xước kém, dễ bay màu. Hay mắc một số lỗi như bong tróc, phồng rộp khi keo bị ẩm
Thi công sàn nhựa dán keo

Thi công sàn nhựa dán keo

Ứng dụng sàn nhựa PVC:

Bởi những đặc tính trên nên sàn nhựa PVC (sàn nhựa dán keo) thường được sử dụng cho những công trình không đòi hỏi quá cao về thẩm mỹ và độ bền.

Thường những mặt bằng thuê lại sẽ sử dụng loại sàn này với mục đích tiết kiệm chi phí.

Ví dụ như: cửa hàng nhỏ, phòng cho thuê, những trung tâm thể dục, thể thao, văn phòng… với mức kinh phí đầu tư thấp.

2) Sàn nhựa SPC (Sàn nhựa hèm khoá)

Sàn nhựa SPC - Sàn nhựa hèm khoá

Sàn nhựa SPC – Sàn nhựa hèm khoá

Sàn nhựa SPC hay còn được gọi là Sàn nhựa hèm khoá vì loại sàn nhựa này khác với PVC là có thêm hệ thống hèm khoá xung quanh, không phải sử dụng keo dính dễ dàng cho việc lắp đặt hơn.

Đặc điểm của sàn nhựa SPC (Sàn nhựa hèm khoá)

Sàn nhựa SPC (Stone Plastic Composite) có phần lõi cấu tạo từ: Nhựa (có thể là nhựa nguyên sinh hoặc nhựa tái sinh) và Bột đá (Canxi cacbonat) ngoài ra có các chất phụ gia khác và keo kết dính theo tỷ lệ nhất định. Do được làm từ bột đá và nhựa nên sàn nhựa SPC rất cứng chắc.

Sàn nhựa SPC có độ dày từ: 3mm – 10mm.

Sàn nhựa nguyên sinh - Sàn nhựa tái sinh

Các bạn lưu ý cốt nhựa nguyên sinh chất lượng tốt hơn tái sinh rất nhiều.

Ưu điểm của sàn nhựa SPC (Sàn nhựa hèm khoá)

  • Dễ dàng thi công lắp đặt với hệ thống hèm khoá. Tiết kiêm thời gian không sử dụng keo độc hại.
  • Có tính thẩm mỹ cao từ màu sắc, đường vân, hoạ tiết chân thực tự nhiên hơn hẳn sàn nhựa dán keo PVC.
  • Chịu va đập, chống trày xước, mài mòn chỉ ở mức độ tương đối.
  • Khả năng chống trơn trượt tốt. Dễ dàng vệ sinh. Không tạo tiếng ồn khi di chuyển trên nền sàn.
  • Tất nhiên là sàn nhựa nên không lo bị mối mọt, chống nước tốt.

Nhược điểm của sàn nhựa SPC (Sàn nhựa hèm khoá)

  • Dễ bị hư hèm khóa nếu bề mặt sàn nhà bên dưới lồi lõm không bằng phẳng. Bởi sàn nhựa có độ dày mỏng vậy nên đòi hỏi cốt nền phải thật phẳng trước khi lắp đặt.
  • Yếu tố độ dày sàn mỏng còn mang đến cảm giác không được chắc chân khi đi lại.
  • Sàn có mức giá khá cao.
  • Không phù hợp sử dụng ngoài trời.

Ứng dụng sàn nhựa SPC:

Với những đặc tính riêng của mình phù hợp với thời tiết ở Việt Nam nên sàn nhựa SPC được sử dụng rộng rãi trong mọi công trình. Như công trình nhà ở, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, trường học, phòng tập…

Từ những ưu nhược điểm trên hy vọng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc quyết định lựa chọn sàn nhựa SPC.

3) Sàn nhựa WPC (Sàn gỗ nhựa)

Sàn nhựa WPC (Wood Plastic Composite) hay còn gọi là sàn gỗ nhựa composite. Cốt gỗ nhựa bao gồm: Bột gỗ chiếm 50%, Hạt nhựa 38% (HDPE, PVC, PP, ABS, PS…), Chất tạo màu 5%, Hợp chất kết dính 7%.

Đặc điểm của sàn nhựa WPC (Sàn gỗ nhựa)

sàn nhựa wpc - sàn gỗ nhựa

Sàn gỗ nhựa WPC trên thị trường có 2 loại: Sử dụng trong nhà và sử dụng ngoài trời.

Loại sử dụng trong nhà: Có thêm phần bề mặt, đế và hèm khoá giống nhưa sàn nhựa SPC. Tuy nhiên loại này tại Việt Nam không được ưa chuộng bởi nó không phù hợp với khí hậu Việt Nam. Cũng như chất lượng kém hơn sàn SPC. Bởi cốt gỗ nhựa để làm loại này còn chưa được chắc chứa nhiều bọt khí – xốp.

Loại sử dụng ngoài trời: Cốt gỗ nhựa được ép nén áp lực cao. Mịn, rắn chắc, chịu lực tốt. Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết nắng mưa mà vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên của gỗ. Nên có rất nhiều ứng dụng và được sử dụng rất nhiều.

ứng dụng gỗ nhựa WPC

Ứng dụng gỗ nhựa WPC làm giàn hoa, ban công, ốp trần, tường…

Để giải đáp thêm thắc mắc của bạn về “cấu tạo sàn nhựa”. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 02466 505 606 – 0886 505 606 để nhận tư vấn trực tiếp!

Mời các bạn tham khảo thêm hơn: 500 mẫu sàn gỗ công nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *