Mục lục
- 1 Những điều cần biết về lát sàn gỗ trong ngôi nhà bạn
- 2 I. Chú ý đến màu sắc và chất liệu của sàn gỗ để phù hợp với thiết kế nội thất, không gian sống của bạn.
- 3 II. Quy trình lát sàn gỗ cần chuẩn bị những gì.
- 4 III. Chi phí lát sàn gỗ công nghiệp – Báo giá gỗ lát sàn.
Những điều cần biết về lát sàn gỗ trong ngôi nhà bạn
Sàn gỗ ngày càng trở nên phổ biến trong các ngôi nhà hiện đại và mang lại nhiều lợi ích cho không gian sống của bạn. Với sự đa dạng mẫu mã, chất liệu và chức năng. Sàn gỗ đem đến cảm giác ấm cúng, sang trọng và hài hòa với thiên nhiên. Hãy cùng tìm hiểu những điều cần biết về lát sàn gỗ trong ngôi nhà của bạn.
I. Chú ý đến màu sắc và chất liệu của sàn gỗ để phù hợp với thiết kế nội thất, không gian sống của bạn.
a) Về màu sắc
Thông thường bạn hay quan tâm quá nhiều vào khâu trang trí mà không để ý đến màu sắc của sàn nhà. Cũng giống như nền tường, màu sàn nhà đóng vai trò là tông màu chủ đạo của căn phòng. Do vậy khi thiết kế nội thất bạn cũng cần xem nội thất đã phù hợp với màu sắc sàn nhà hay chưa.
Lựa chọn màu sắc sàn gỗ phù hợp cho căn phòng. Tạo được cảm giác cân bằng và hài hoà là điều bạn nên lưu ý đầu tiên trong việc lát sàn gỗ.
Theo các kiến trúc sư bạn nên áp dụng nguyên tắc 60-30-10. Nguyên tắc này để đảm bảo rằng căn phòng của bạn luôn có được sự cân bằng về màu sắc.
Quy tắc này được áp dụng như sau:
- Bạn chọn một màu sắc làm chủ đạo và màu sắc này sẽ chiếm khoảng 60% diện tích không gian căn phòng. Thông thường, đây sẽ là màu trung tính hoặc một số màu sắc có tông nhạt. Mục đích để không làm áp đảo, lu mờ nội thất.
- Tiếp theo sẽ là màu thứ cấp, thường đậm hơn một chút và chiếm khoảng 30% diện tích không gian.
- Cuối cùng, màu điểm nhấn là màu đậm nhất và sẽ chiếm 10% còn lại.
Ngoài ra các bạn có thể áp dụng cách phối màu đơn sắc, tương phản, hoặc theo phong thuỷ. Xem thêm tại bài viết: Cách phối màu sàn gỗ.
b) Kích thước bản gỗ lát sàn
Nên lựa chọn kích thước gỗ lát sàn như thế nào để đạt tính thẩm mỹ cao, cũng như đạt hiệu quả cao nhất về kết cấu trong kỹ thuật lát sàn.
Sàn gỗ trên thị trường thường được chia làm 4 loại: bản nhỏ, bản nhỡ và bản to (bản lớn) và bản siêu to.
- Thông thường đối với diện tích phòng nhỏ hơn 50m² thì nên sử dụng loại: bản nhỏ hoặc bản nhỡ.
- Còn trường hợp lớn hơn 50m² thì nên sử dụng loại bản to hoặc siêu to.
Chi tiết hơn mời các bạn xem thêm: Kích thước gỗ lát sàn và các lựa chọn.
c) Độ bền vật liệu sàn gỗ
Liên quan đến độ bền của sàn các bạn nên lưu ý đến các thông số:
- Độ chống xước bề mặt AC: Thông thường những loại tốt đạt tiêu chuẩn từ AC4 trở lên và cao nhất là AC6.
- Độ chịu nước: của sàn gỗ thể hiện qua hệ số trương nở của ván sàn sau khi ngâm nước 24h. Những loại tốt sẽ có độ trương nở nhỏ hơn 12%.
- Độ chống va đập: Những loại đạt tiêu chuẩn thường đạt IC2. Và có tỷ trọng gỗ từ 800kg/m³ trở lên.
Ngoài ra còn một số các tiêu chuẩn về sức khoẻ (E), chống cháy… Xem thêm: Tiêu chuẩn sàn gỗ công nghiệp.
II. Quy trình lát sàn gỗ cần chuẩn bị những gì.
a) Chuẩn bị mặt bằng – Chọn thời điểm lắp đặt
Chuẩn bị nền sàn thật phẳng trước khi lắp đặt sàn gỗ
Đối với việc lát sàn gỗ trước khi thi công cần chuẩn bị một nền sàn sạch sẽ. Chắc chắn và phẳng không lồi lõm. Dù bạn lát gỗ trên nền gạch hay nền bê tông thì cần thì cũng nền sàn phải thật phẳng. Tiêu chuẩn nền sàn phẳng là: Độ lồi lõm không quá 3mm/2m chiều dài
Nên để cốt nền bao nhiêu?
Đối với những công trình mới xây. Nếu bạn muốn sàn gỗ sau khi lắp đặt nằm trên cùng một mặt phẳng với các phần như cầu thang, bậc tam cấp, bếp… thì nên để cốt nền thấp xuống như sau:
- Nếu lắp sàn 8mm: để cốt nền thấp xuống 11mm – 13mm.
- Nếu lắp sàn 12mm: Nên để cốt nền thấp xuống 15mm – 17mm.
Nguyên tắc chung để cốt nền là bạn nên công thêm từ 3mm-5mm với chiều dày loại gỗ bạn chọn.
Kiểm tra độ ẩm của sàn:
Sàn gỗ cần được lắp đặt trên bề mặt khô ráo, không ẩm ướt để tránh ảnh hưởng đến độ bền của sàn. Nên kiểm tra độ ẩm của mặt sàn và không gian sống trước khi lắp đặt.
Thời điểm nào nên lát sàn gỗ?
Để tránh các sự cố không đang có làm chày xước, hỏng bề mặt sàn. Bạn nên lắp đặt sàn gỗ sau khi hoàn thiện phần thô, điện nước, vệ sinh, sơn tường, cầu thang… Nên lắp sau cùng trước khi kê đồ nội thất.
b) Chọn kiểu lắp đặt và chiều hướng của sàn.
Kiểu lắp đặt
Sàn gỗ có rất nhiều kiểu lắp đặt. Tuy nhiên có 2 kiểu phổ biến nhất là lát sàn thẳng và xương cá. Mỗi kiểu sẽ có những đặc điểm khác nhau và độ hao hụt gỗ cũng khác nhau.
- Sàn thẳng: là kiểu lát sàn gỗ cơ bản nhất. Kiểu truyền thống này được sử dụng rất rộng rãi. Các thanh ván sàn được xếp với nhau và liền mạch. Cách lát sàn này sẽ giúp giảm hao hụt vật tư. Hao hụt khoảng từ 2-5%. Bên cạnh đó còn giúp không gian trở nên rộng rãi và thoáng mát hơn.
- Sàn xương cá: thể hiện sự sang trọng, ấn tượng cho không gian nội thất. Mang lại nguồn cảm hứng cho lĩnh vực thiết kế nội thất. Các thanh ván sàn được sắp xếp đan xen nhau tạo nên hiệu ứng ánh sáng tinh tế, phù hợp với cả thiết kế cổ điển và tân cổ điển. Tuy nhiên kiểu lắp đặt này có độ hao hụt gỗ khá cao giao động từ 6% – 10%. (Gấp đôi so với sàn thẳng)
Để hiểu rõ hơn mời các bạn xem thêm: Các kiểu lát – lắp đặt sàn gỗ
c) Lựa chọn chiều – hướng lắp đặt sàn gỗ.
Khi lắp đặt sàn gỗ, bạn cần chú ý đến chiều hướng của các tấm sàn. Việc lắp đặt theo một chiều hướng nhất định có thể tạo cảm giác rộng rãi hoặc thoáng đãng hơn cho không gian.
- Lắp theo chiều dài phòng: Đây là hướng lắp đặt tối ưu nhất. Và được sử dụng nhiều nhất từ xưa đến nay.
- Lắp theo chiều nguồn sáng: Nếu căn phòng của bạn có nhiều ánh sáng tự nhiên, bạn có thể cân nhắc việc chạy ván dọc theo hướng của ánh sáng.
Ngoài ra bạn cũng có thể lát ngang phòng hoặc chéo phòng trong một số trường hợp. Xem thêm: Nên lát sàn gỗ theo hướng nào.
d) Quy trình thi công sàn gỗ
Lắp đặt cẩn thận: Nên thuê chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm để lắp đặt sàn gỗ. Tránh sai sót có thể ảnh hưởng đến độ bền và chất lượng của sàn.
Đối với tất cả các loại sàn xương cá hay thẳng… thì việc thi công lắp đặt luôn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Vệ sinh nền sàn thật sạch – Sử dụng đệm chống ẩm và tiếng ồn: Trước khi lắp đặt sàn gỗ, nên sử dụng đệm chống ẩm và tiếng ồn dưới sàn để hạn chế sự cộng hưởng âm thanh khi di chuyển trên sàn và ngăn ngừa ẩm ướt từ mặt sàn bê tông.
Bước 2: Tiến hành lắp đặt – Nhớ giữ khoảng cách giữa gỗ và chân tường từ: 10mm – 15mm để đảm bảo cho gỗ có chỗ để giãn nở.
Bước 3: Hoàn thiện phào, nẹp chân tường.
Bước 4: Vệ sinh sàn sau khi lắp đặt.
Bảo trì và vệ sinh sàn gỗ: Để sàn gỗ luôn đẹp và bền, bạn cần chú ý vệ sinh thường xuyên. Tránh để nước đọng ướt sàn và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Sử dụng các sản phẩm phù hợp để làm sạch sàn gỗ như bộ lau sàn chuyên dụng.
III. Chi phí lát sàn gỗ công nghiệp – Báo giá gỗ lát sàn.
Lát sàn gỗ công nghiệp ngoài giá vật tư sàn, việc lắp đặt thi công sàn gỗ bạn cần tính thêm phụ kiện. Muốn lót sàn gỗ hoàn thiện bạn cần tính: Giá vật tư + Giá phụ kiện + Giá vận chuyển (nếu có). Cụ thể như sau:
- Giá vật liệu có thể thay đổi theo từng năm. Cụ thể hơn các bạn có thể liên hệ hotline: 02466 505 606 – 0886 505 606 để nắm rõ và được tư vấn lắp đặt.
a) Giá vật tư sàn gỗ
Giá gỗ lát sàn gỗ công nghiệp sẽ có nhiều mức giá dao động từ: hơn 100.000 đ/m² – 900.000đ/m². Tuỳ thuộc vào từng loại hàng nhập khẩu hoặc trong nước.
Giá thành sàn gỗ công nghiệp:
- Loại sàn gỗ giá rẻ – sàn gỗ thanh lý khoảng: 125.000đ/1m² – 200.000đ/m².
- Loại sàn gỗ giá tầm trung: 300.000đ/m² – 450.000đ/m².
- Loại sàn gỗ phân khúc cao cấp giá từ: 500.000đ/m² trở lên.
Chi tiết báo giá các thương hiệu sàn gỗ Việt Nam, nhập khẩu Malaysia, Indonesia, Đức, Thuỵ Sỹ, Ba Lan, Hàn Quốc… Mời các bạn xem thêm: 600 mẫu sàn gỗ công nghiệp!
b) Báo giá phụ kiện sàn gỗ
Phụ kiện sàn gỗ gồm có 3 phần chính:
- Phào/Len chân tường: Để kết nối giữa tường và sàn giúp che đi khoảng cách của sàn và tường. Tạo nên được sự hài hòa trong không gian phòng.
Giá từ 85.400đ/Thanh – 570.000đ/Thanh. Bao gồm các chất liệu gỗ, nhựa composite, hợp kim.
Xem chi tiết tại: Phào (len) chân tường.
- Nẹp sàn: Dùng kết nối giữa các khu vực nền sàn khác nhau như: gỗ – đá – gạch… Dùng để ngăn phòng chia khu vực…
Giá từ: 94.500đ/Thanh – 270.000đ/Thanh. Bao gồm các chất liệu nhựa, hợp kim vân gỗ, hợp kim mạ siêu bền, đồng thau.
- Xốp lót sàn: Lót dưới nền sàn cách âm chống ẩm…
Giá từ: 5.000đ/1m² – 70.000đ/1m². Bao gồm chất liệu xốp thường, xốp tráng bạc và xốp cao su non. Với các độ dày: 2mm, 3mm, 5mm, 10mm.
Tóm lại: Sàn gỗ không chỉ làm tăng giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà. Mà còn đem lại nhiều lợi ích về chất lượng không gian sống. Bằng cách lưu ý đến những điều trên, bạn sẽ giúp sàn gỗ của mình bền đẹp và chất lượng hơn.
Để giải đáp thêm thắc mắc của bạn về “Lát sàn gỗ”. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 02466 505 606 – 0886 505 606 để nhận tư vấn trực tiếp!
Hanasan xin chân thành cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi và tin dùng sản phẩm của chúng tôi!