Mục lục [hide]
Cấu tạo sàn gỗ công nghiệp cấu tạo gồm 5 phần:
- Lớp bề mặt sàn.
- Lớp giấy tạo vân gỗ.
- Cốt gỗ.
- Lớp đế sàn.
- Hèm khoá.
I.Lớp bề mặt sàn:
Lớp bề mặt này là các tấm có tên là Laminate (vật liệu đẳng hướng) được phát minh ra vào năm 1913 bởi Herbert A Faber và Daniel J O’Connor (tại Mỹ).
Loại tấm thường có độ dày 0,5mm – 0,92mm. Có một số loại Laminate ví dụ như: ARALL (sợi aramid và nhôm), ALOR (nhôm và sợi hữu cơ), GLARE và SIAL (sợi thủy tinh và nhôm), và TIGR (sợi titan và graphite). Đối với sàn gỗ công nghiệp thì đa phần là loại được làm từ Oxit Nhôm. Còn loại làm từ Titan thì thường dùng trong vỏ máy bay.
Tác dụng của lớp bề mặt:
- Chống xước, chống ẩm, kháng khuẩn.
- Chống cháy, chống phai màu do hóa chất tẩy rửa và tia cực tím.
- Yếu tố quan trọng nhất của phần bề mặt này là: tiêu chuẩn chống xước – chống mài mòn AC.
Đối với sàn gỗ công nghiệp thì lớp bề mặt này là: Laminate chứ không phải là Melamine như một số bạn thường nhầm với các loại gỗ làm nội thất.
Các dạng bề mặt:
Trên thị trường có 5 dạng bề mặt chính:
- Bề mặt bóng kính: Loại này phổ biến nhất vào những năm 2008 – 2010. Với ưu điểm bề mặt sàn lúc nào cũng sáng bóng như mới, ít bám bụi. Dành cho bác nào không muốn lau nhà nhiều! Ưu điểm bề mặt bóng mới này cũng chính là nhược điểm bởi loại bề mặt này vết xước sẽ rất dễ lộ nếu vô tình kéo vật nặng làm xước. Bên cạnh đó bề mặt nhẵn trơn trượt ít ma sát sẽ khá bất tiện đối với những gia đình có trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi. Kết luận bề mặt sàn này phù hợp với các không gian sử dụng, đi lại ít như phòng thờ, phòng ngủ.
- Bề mặt bóng mờ: Dòng này tương tự như bóng kính. Về độ bóng kém hơn một chút. Tuy nhiên loại này càng sử dụng càng bóng. Về bề mặt không quá mịn như dòng bóng kính nên sẽ tăng khả năng ma sát hơn, Tránh trơn trượt. Loại này độ chống xước bề mặt đạt tiêu chuẩn AC3-AC4.
- Bề mặt sần bóng lụa: Loại này được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây bề mặt nhám vừa phải. Đáp ứng được đa phần về tính thẩm mỹ cũng như độ bền. Loại này độ chống xước bề mặt đạt tiêu chuẩn AC4-AC5.
- Sần nhám: Loại này thường ở các dòng sàn gỗ công nghiệp nhập khẩu cao cấp. Bề mặt sàn rất lì các bạn sử dụng có thể kéo bàn, kéo ghế thoải mái mà không sợ bị xước. Độ chống xước dòng cao cấp này thường là: AC5 – AC6
- Sần theo vân (EIR): Bề mặt sàn là dòng cao cấp nhất trên thị trường hiện tại. Bề mặt sần theo lớp giấy tạo vân mạng lại cảm giác chân thật. Độ chống xước bề mặt đạt AC5-AC6.
II.Lớp giấy tạo vân gỗ công nghiệp
Lớp giấy tạo vân gỗ là yếu tố quyết định về:
- Màu Sắc như: vàng, đỏ, nâu, ghi…
- Kiểu Vân Gỗ như: Vân trơn, Vân xoáy, Vân tự nhiên: gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ hương…
Trên thị trường thì lớp vân giấy này có 2 loại là: sử dụng công nghệ in 2D hoặc 3D. Lớp này được làm từ nhựa ép nén ở nhiệt độ 220 độ C và áp lực cao dưới lớp Oxit nóng chảy làm bám chặt vào lớp cốt gỗ. Giúp cho bề mặt Laminate luôn bền màu và vân gỗ tự nhiên cân bằng ổn định.
III.Lớp cốt gỗ của sàn gỗ công nghiệp
Trong cấu tạo sàn gỗ công nghiệp thì cốt gỗ là phần quan trọng. Quyết định độ bền của sàn gỗ công nghiệp. Khả năng chống ẩm, chịu nước, không cong vênh, mối mọt của sàn đều phụ thuộc vào cốt gỗ.
Đối với sản xuất sàn gỗ công nghiệp thì cốt gỗ có 2 loại cốt gỗ chính là: HDF và CDF
Cốt gỗ HDF (Hight Density Fibreboard)
Là ván sợi mật độ cao có tỷ trọng khoảng 800 kg/m³ – 1000 kg/m³. Mật độ và tỷ trọng cao hơn nhiều so với các dòng gỗ MDF, MCF… dùng trong làm đồ nội thất.
Với cấu tạo gỗ HDF
- Gỗ rừng trồng tự nhiên 80-85%.
- Keo liên kết.
- Các chất phụ gia khác.
- Màu sắc của cốt gỗ: Xanh hoặc vàng, nâu.
Hiện nay các loại sàn gỗ công nghiệp tại thị trường Việt Nam đến 90% sử dụng cốt gỗ HDF.
Cốt gỗ CDF (Compact Density Fiberboard).
Là ván sợi mật độ cao với mật độ 950-1000 kg/m3. Có khả năng chịu nước chống ẩm tốt nhất thị trường, thời gian sử dụng dài hạn. Xem chi tiết sàn gỗ CDF tại đây!
Cốt gỗ CDF là dòng mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam từ năm 2019 thuộc phân khúc cao cấp. Chủ yếu là hàng nhập khẩu. Số lượng sử dụng cũng không nhiều nên chúng ta thường ít gặp.
IV.Lớp đế sàn:
Ép nhiệt cao kết chặt dưới phần cốt gỗ. Có tác dụng cân bằng giữ phẳng và chống ẩm, tạo thành lớp đáy cân bằng mặt dưới so với lớp mặt trên giữ cho tấm ván luôn phẳng.
Phần đế có 2 loại trên thị trường:
- Đế sử dụng bằng sơn: Loại này chủ yếu có ở các dòng sàn gỗ giá rẻ.
- Đế nhựa phíp (nhựa bakelite): Loại này được sử dụng cho các dòng sàn gỗ tầm trung và cao cấp.
Thực chất thì phần đế sàn này cũng không quá quan trọng. Bởi trong quá trình thi công lắp đặt sàn gỗ luôn có một lớp xốp lót hoặc cao su ở dưới rồi.
V.Hèm khóa sàn gỗ:
Là phần dùng để kết nôi các tấm ván lại với nhau. Hèm khóa tốt sẽ thỏa mãn được các tiêu chí như:
- Liên kết chắc chắn các tấm ván sàn không bị trôi hèm.
- Hèm khít khi đổ nước ở bên trên mặt sàn thì nước không ngấm xuống dưới.
- Hèm khóa tốt khi đi lại trên nền sàn sẽ êm. Không tạo ra tiếng kêu. Tuy nhiên trên thực tế thì nó còn phụ thuộc vào cốt nền rất nhiều. Hầu hết các công trình tại Việt Nam không đặt được tiêu chuẩn về cốt nền. (Tiêu chuẩn xây dựng Châu Âu là: mặt nền dài 2m các điểm lồi lõm không được quá 2mm).
Dưới đây là clip 3 phần các thế hệ hèm khoá sàn gỗ mời các bạn tham khảo:
Để giải đáp thêm thắc mắc của bạn về “cấu tạo sàn gỗ công nghiệp”. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 02466 505 606 – 0886 505 606 để nhận tư vấn trực tiếp!
Mời các bạn tham khảo thêm hơn: 500 mẫu sàn gỗ công nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi!