Mục lục
Hầu hết khi chúng ta sử dụng sàn gỗ sẽ thấy độ bền rất ổn định. Tuy nhiên có một số trường sàn gỗ bị mắc những lỗi như:
- Sàn gỗ bị phồng rộp – cong vênh.
- Sàn gỗ bị hở mạch – hở khe.
Bài viết này gồm 2 phần lỗi do: Gỗ trương nở sẽ dẫn đến hiện tượng bị phồng. Còn ngược lại gỗ co ngót sẽ dẫn đến hiện tượng hở mạch.
Vậy nguyên nhân của những lỗi này là do đâu và cách khắc phục như thế nào? Xin mời các bạn hãy tìm hiểu cùng chúng tôi qua bài viết này nhé.
I. Sàn gỗ bị phồng rộp – cong vênh.
Nguyên nhân sàn gỗ bị phồng:
Sàn gỗ có đặc tính giãn nở khi độ ẩm và nhiệt độ (chủ yếu là độ ẩm) tăng lên. Sau đây là một số nguyên nhân sàn gỗ bị phồng rộp – cong vênh mà chúng ta thường gặp.
a) Do người sử dụng chưa đúng.
Thường thì những nguyên nhân này lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình sử dụng như:
- Vô ý trong quá trình sử dụng làm đổ nước ra nền sàn và không lau khô ngay.
- Vệ sinh sàn bằng chổi lau nhà quá ướt. Đọng nước trên nền sàn.
- Để nước mưa hắt vào gây ngập sàn.
- Các khu vực chậu rửa, cửa nhà vệ sinh thường xuyên để nước bắn ra…
Một số trường hợp khác dẫn đến ngập sàn như: Hệ thống cấp thoát nước trong nhà gặp sự cố dẫn đến tràn nước trào nước…
b) Do quá trình thi công lắp đặt không đúng:
Nhiệt độ và độ ẩm của không khí sẽ thay đổi do thời tiết, khí hâu từng mùa trong năm. Người lắp đặt không tính đến sự giãn nở của gỗ do thay đổi thời tiết này.
Vì vậy trong quá trình thi công lắp đặt đã không để khoảng cách xung quanh nền sàn với tường khoảng 10 – 15 mm để có chỗ giãn nở dẫn đến hiện tượng kích phồng.
Đây là một lỗi hay gặp trong thi công sàn gỗ bởi thợ thi công ẩu, thiếu kinh nghiệm.
Ngoài ra yếu tố do thi công trên thi thoảng chúng tôi gặp những trường hợp như:
Quá trình lắp đặt nội thất như: tủ, kệ, cửa nhôm kính để ngăn phòng. Bắt vít xuống nền sàn để cố định. Điều này sẽ làm nền sàn gỗ không thể giãn nở dẫn đến phồng rộp.
Để tránh trường hợp này chúng ta không nên bắt vít trực tiếp xuống sàn. Có thể bắn vít vào tường hoặc trần để cố định.
c) Do chất lượng sàn kém.
Sàn gỗ chất lượng kém là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến sàn gỗ bị phồng – cong vênh trong quá trình sử dụng.
Vì để giảm chi phí, một số đơn vị đã sản xuất ra những tấm ván sàn kém chất lượng. Không đáp ứng được các tiêu chuẩn, đặc biệt là tiêu chuẩn về độ trương nở của ván sàn. Vậy nên chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, sàn kém chất lượng không chỉ bị vênh mà còn có thể bị phồng rộp, bị nấm mốc,… và rất nhiều vấn đề khác.
Ván sàn gỗ kém chất lượng ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ và tốn chi phí không ít để sửa chữa. Nhiều khi không sửa chữa được mà phải thay mới hoàn toàn.
Các bạn nên chọn những loại sàn gỗ tốt đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật sàn gỗ.
Cách xử lý khắc phục sàn gỗ bị phồng rộp – cong vênh.
Phồng rộp – Cong vênh có 3 trường hợp chính sau:
a) Đối với trường hợp mức độ thấm nước nhẹ
Để hạn chế, khắc phục tình trạng sàn gỗ bị phồng do thấm nước bạn cần phải xử lý nhanh chóng.
Khi sàn gỗ có hiện tượng bị thấm nước nhẹ lúc này bề mặt sàn gỗ vẫn chưa có dấu hiệu phồng rộp nhiều. Bạn nên làm các bước sau:
- Dùng khăn, rẻ thấm khô hết nước trên bề mặt
- Làm giảm độ ẩm bằng cách: dùng quạt hoặc bật điều hoà để làm khô.
Đối với một số loại sàn tốt thì nó có thể co lại, trở về trạng thái như cũ tới 95%. Thời gian này sẽ mất khoảng 5-7 ngày. Cách xử lý này thường được áp dụng khi bạn vô tình làm đổ nước lên sàn nhà.
b) Đối với trường hợp ở mức độ nặng, sàn bị ngập nước nhiều
Các bạn cần tiến hành theo các bước như sau:
- Bước 1: Làm khô ở mức tối đa bề mặt sàn khi bị đọng nước. Sử dụng vải mềm để thấm hết nước bề mặt sàn.
- Bước 2: Tháo nhẹ nhàng (tránh làm hỏng hèm khoá) hết toàn bộ các tấm ván sàn gỗ. Nhớ đánh dấu lại vị trí tháo dỡ. Để khi lắp lại không bị nhầm lẫn.
- Bước 3: Sau khi tháo rời các tấm ván bạn thực hiện lau khô xung quanh tấm ván. Dựng lên và hong khô (tránh ánh nắng trực tiếp hoặc nhiệt độ cao lúc này). Bạn cũng có thể sử dụng quạt hoặc điều hòa để hong khô các tấm ván này nhanh chóng. Thời gian khoảng 2-3 ngày.
- Bước 4: Lắp đặt lại như cũ đúng vị trí đã đánh dấu ở bước 2. Những thanh nào hỏng hoặc không trở về được trạng thái như ban đầu thì thay mới.
- Bước 5: Sau khi lắp đặt lại xong bạn tiếp tục làm khô bằng cách bật điều hoà hoặc quạt. Thời gian khéo dài khoảng 5-7 ngày sau sàn sẽ trở lại trạng thái như ban đầu.
Trong trường hợp bạn không thể tự mình lắp lại thì có thể nhờ nhân viên kỹ thuật sàn để xử lý khắc phục.
Tóm lại những trường hợp bị phồng – cong vênh sàn gỗ thì bạn nên xử lý ngay thì các phương pháp trên mới có tác dụng. Còn nếu để lâu ngày rồi thì tốt nhất bạn nên thay thế hoàn toàn sàn mới.
c) Đối với trường hợp không để nước ra mà sàn bị phồng
Nguyên nhân trường hợp này chủ yếu là do thi công lắp đặt không đúng hoặc do chất lượng sàn kém.
Đối với trường hợp này nền sàn bị kích phồng nhưng bề mặt không bị rộp lên do nước như ở 2 phần trên. Dẫm chân lên thấy bập bềnh khó chịu.
Đối với trường hợp này nền sàn sẽ bị kích tại những điểm sát chân tường hoặc điểm đặt bắt vít đồ nội thất nặng. Cách xử lý đối với trường hợp này là:
- Di chuyển đồ nội thất ra khỏi phòng để giảm bơt áp lực lên nền sàn
- Sau đó dùng cưa máy hoặc đục cắt bỏ bớt đi. Tạo khoảng cách để gỗ giãn nở.
- Chỉnh lại các thanh ván trở về vị trí cũ. Rồi kê lại đồ đạc trong phòng.
II. Sàn gỗ bị hở mạch – hở khe.
Nguyên dẫn đến sàn gỗ bị hở mạch – hở khe.
Thông thường hiện tượng này chỉ xuất hiện đối với sàn gỗ dùng nhiều năm. Nguyên nhân là:
- Do quá trình sử dụng thường xuyên kê – di chuyển những vật nặng. Làm thay đổi kết cấu bề mặt sàn, hỏng hệ thống hèm khoá. Khiến các thanh ván sàn dễ dàng bị xê dịch tạo ra những khe hơ. Đây là nguyên nhân chủ yếu.
- Cộng thêm khi độ ẩm và nhiệt độ không khí giảm sàn co ngót cũng dẫn đến hiện tượng này.
Các bạn nên xử lý ngay nếu để lâu. Bụi bẩn sẽ lọt xuống khe, đọng nước dẫn đến nấm mốc. Và ảnh hưởng đến thẩm mỹ rất nhiều.
Cách xử lý khắc phục sàn gỗ bị hở mạch – hở khe.
- Bước 1: Vệ sinh sạch bụi bẩn ở khe.
- Bước 2: Sử dụng keo Silicon bắn vào mạch bị hở.
- Bước 3: Đóng lại ván sàn về vị trí cũ. Hạn chế đi lại chờ keo khô.
III. Một số lưu ý để sàn gỗ không bị phồng rộp – cong vênh và hở mạch hở khe.
Lưu ý trong việc sử dụng:
- Không kéo lê, di chuyển các đồ vật nặng trên nền sàn việc này phá vỡ kết cấu nền sàn khiến chúng dễ dàng ngấm ẩm hơn.
- Đồ đạc trong nhà nên sử dụng đế cao su hoặc nhưa mềm chống chày xước bề mặt sàn.
- Nếu đánh đổ nước ra nhà bạn nên lau khô ngay. Luôn giữ môi trường khô ráo sạch sẽ.
- Khi vệ sinh sàn gỗ, bạn chỉ nên dùng giẻ, khăn ẩm (đã vắt kiệt nước) để lau sàn. Sau khi lau xong nên bật quạt, mở cửa sổ để gió lùa hong khô sàn. Tránh để nước đọng lâu ngày dẫn đến tình trạng cong, phồng rộp.
Lưu ý trong việc lựa chọn sàn gỗ phù hợp:
- Bạn nên lựa chọn những loại sàn gỗ tốt đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết như: độ chống xước bề mặt tối thiểu AC3, độ trương nở < 10%… Xem thêm bài viết: Các tiêu chuẩn sàn gỗ
- Lựa chọn những loại sàn có chế độ bảo hành tốt như: Bảo hành ngay cả khi ngập nước 24h, Bảo hành ngập nước 10 ngày…
Lưu ý khi lắp đặt:
- Khi lắp đặt mạch gỗ ghép phải khít với nhau không được hở.
- Để khoảng cách cho sàn giãn nở khoảng 10 mm – 15 mm.
- Hạn chế hoặc không cố định những đồ nội thất nặng lên sàn bằng việc bắt vít.
Trên đây là những thông tin Hanasan tổng hợp về những nguyên nhân và cách khắc phục xử lý sàn gỗ bị phồng rộp – cong vênh, hở mạch hở khe. Nếu bạn đang gặp tình trạng này, hy vọng bạn sẽ tìm được cách khắc phục hiệu quả.
Để giải đáp thêm thắc mắc của bạn về “sàn gỗ phồng rộp – cong vênh”. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 02466 505 606 – 0886 505 606 để nhận tư vấn trực tiếp!
Mời các bạn tham khảo thêm hơn: 500 mẫu sàn gỗ công nghiệp.