Tiêu chuẩn kỹ thuật sàn gỗ công nghiệp hanasan

Tiêu Chuẩn Sàn Gỗ – Yếu Tố Quan Trọng Cần Cân Nhắc Khi Chọn Sàn Gỗ Cho Ngôi Nhà

Bất kỳ một sản phẩm nào khi tung ra thị trường thì đều phải có những tiêu chuẩn kỹ thuật riêng. Sàn gỗ công nghiệp cũng không ngoại lệ ngoài các yêu cầu về màu sắc, quy cách, xuất xứ… Thì còn một số tiêu chuẩn kỹ thuật quan trọng về sàn gỗ có thể bạn chưa biết.

Khi lựa chọn sàn gỗ cho ngôi nhà, nắm rõ tiêu chuẩn sàn gỗ là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn đưa ra quyết định chính xác và hài lòng. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn các tiêu chuẩn chung cũng như các tiêu chuẩn độc đáo của sàn gỗ. Giúp bạn chọn được sản phẩm phù hợp với không gian sống và nhu cầu của gia đình bạn.

1. Kích thước sàn gỗ

Sàn gỗ công nghiệp trên thị trường được chia làm 4 loại chính: Bản nhỏ, bản nhỡ, bản to và bản siêu to.

Với độ dày từ: 8mm, 10mm, 12mm và 14mm. Chiều rộng từ 90mm – 300mm. Chiều dài từ 600mm – 2100mm.

Trong đó các loại phổ biến nhất trên thị trường có độ dày 8mm và 12mm. Bản gỗ 130mm và 160mm. Chiều dài 1200mm. Để biết thêm thông tin mời các bạn đọc bài viết:

Kích thước sàn gỗ – Kích thước gỗ lát sàn | Cách lựa chọn phù hợp với diện tích mặt bằng.

2. Tiêu chuẩn về khí phát thải E0 > E1 > E2.

Khi sử dụng sàn gỗ công nghiệp điều chúng ta cần quan tâm đến đầu tiên chính là: “Nó có ảnh hưởng đến sức khoẻ của mình không?”.

Hầu hết trong tất cả các thành phần tạo nên ván sàn công nghiệp đều an toàn và không ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng.

Tuy nhiên chỉ có một phần duy nhất là keo liên kết tạo cốt gỗ, liên kết bề mặt bao gồm các loại keo: Urea Formaldehyde (UF), Phenol Formaldehyde (PF)… đều có chứa Formaldehyde – HCHO (hay còn gọi với cái tên là phocmôn).

Fomaldehyde có thể gây ra các kích thích mắt và màng nhầy, làm chảy nước mắt, đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở… (Tìm hiểu thêm tại: Wikipedia Formaldehyde )

Chất này không chỉ sử dụng trong sản xuất sàn gỗ. Mà còn có trong rất nhiều ngành nghề khác như: sản xuất vải, nhựa…

Vì thế các quy chuẩn về chất lượng gỗ E2, E1, E0 ra đời để đánh giá gỗ đó có nồng độ Formaldehyde có đạt chuẩn, đảm bảo sức khỏe con người hay không?

Tiêu chuẩn khí phát thải sàn gỗ

Tiêu chuẩn E là: nồng độ phát thải hàm lượng Formaldehyde ra ngoài không khí. Có đơn vị tính là: mg/kg không khí.

Bảng đánh giá tiêu chuẩn:

Tiêu chuẩn về khí phát thải Giới hạn nồng độ phát thải Formandehyde (mg/kg) Quốc gia, vùng lãnh thổ áp dụng phổ biến
E0 0.07 Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Úc, Tây Á
E1 0.10 – 0.14 Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Úc, Tây Á
E2 0.38 Đông Nam Á, Bắc Phi
  • Tại các nước Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… những sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu từ E1 hoàn toàn bị cấm.
  • Còn tại Việt Nam thì không đáp ứng được tối thiểu từ E2 trở lên cũng bị cấm.

Hiện nay sàn gỗ công nghiệp tại Việt Nam đa phần là tiêu chuẩn E1 có một số dòng sàn đạt E0 như: Sàn gỗ Dongwha, Sàn gỗ Yoga, Sàn gỗ AGT.

3. Tiêu chuẩn về độ mài mòn – chống xước bề mặt AC (Abrasion Criteria)

AC là thông số về độ chịu mài mòn của bề mặt sàn gỗ được tính theo đơn vị vòng quay. Đây là thông số nói nên độ bền của bề mặt sàn.

(Nói một cách đơn giản thanh gỗ đặt lên đĩa quay mặt trên tiếp xúc với giấy giám (nhám) quay vài nghìn vòng khi nào bề mặt xước thì dừng lại như hình bên dưới)

tiêu chuẩn chống xước bề mặt sàn gỗ

Thông số mài mòn được chia theo tiêu chuẩn sau: AC1<AC2<AC3<AC4<AC5<AC6.

Tiêu chuẩn AC Số vòng quay Độ chống mài mòn Sử dụng
AC1 ≥ 500 Thấp Hiện nay không đươc sử dụng.
AC2 ≥ 1000 Thấp Thích hợp cho trang trí tường và trần nhà.
AC3 ≥ 2000 TB Phòng ngủ và phòng làm việc.
AC4 ≥ 4000 Tốt Mọi công trình dân dụng.
AC5 ≥ 6000 Cao Văn phòng, khu công nghiệp có mật độ đi lại nhiều.
AC6 ≥ 8500 Tốt nhất Thích hợp sử dụng tại các sảnh lớn có mật độ đi lại cao, thậm chí sử dụng giày dép để đi lại.

4. Tiêu chuẩn về chống va đập – chịu lực (IC & CLASS)

a) Tiêu chuẩn chống va đập IC

Tiêu chuẩn IC là thông số về khả năng chịu va đập (lực tức thời). Được đo lường bằng lực tác động của một vật (vật rơi này có thiết diện tiếp xúc là 1cm²) từ trên cao xuống sàn gỗ. Thiết bị như hình dưới đây.

Tiêu chuẩn chống va đập sàn gỗ

Thông số chịu va đập được chia theo tiêu chuẩn sau: IC1<IC2<IC3

Thông số chịu va đập IC1 IC2 IC3
Đơn vị tính: Newton/Chiều cao thả 10N/800mm – 8N/1000mm 15N/1000mm – 12N/1400mm 20N/1200mm – 15N/1600mm

Ví dụ như nếu đạt chuẩn IC1 thì sẽ chịu được lực 10N (1 cân) rơi từ độ cao 800mm (80 phân) thì bề mặt sàn sẽ biến dạng.

Hầu hết các ván sàn gỗ trên thị trường đều đạt tiêu chuẩn IC2. Có một số loại cao cấp thì đạt chuẩn IC3.

Lưu ý: Khả năng chịu và đập tốt nói lên một điều là cốt gỗ công nghiệp có độ cứng, chắc hay không. Thông thường cốt gỗ có tỷ trọng cao như HDF từ 800 kg/m³ – 1000 kg/m³ thì sẽ đạt chuẩn IC2. Một số loại được làm từ cốt gỗ CDF sẽ đạt chuẩn IC3.

b) Tiêu chuẩn CLASS

Thông số này không được đo lường chính xác mà chỉ sự phân loại theo hiệu năng sử dụng từ nhà sản xuất Châu Âu đưa ra có giá trị tham khảo.

Dựa trên các khía cạnh khác nhau không chỉ khả năng chống mài mòn, mà còn cả tác động, độ ổn định…

Thông số kỹ thuật sàn gỗ Hanasan

Có thể hiểu như sau: Ví dụ sàn gỗ Class 32 thì thông thường sẽ có bề mặt chống xước AC4 và tiêu chuẩn chống va đập IC2

6 mức Class:

  • Class 21: Domestic – Moderate (Công trình dân dụng – Mức độ vừa phải)
  • Class 22: Domestic – Normal (Công trình dân dụng – Mức độ thường)
  • Class 23: Domestic – Intensive (Công trình dân dụng – Mức độ mạnh)
  • Class 31: Commercial – Moderate (Công trình thương mại – Mức độ vừa phải)
  • Class 32: Commercial – Normal (Công trình thương mại – Mức độ thường)
  • Class 33: Commercial – Intensive (Công trình thương mại – Mức độ mạnh)

Lưu ý: Một số sản phẩm thay CLASS viết tắt bằng KL

5. Tiêu chuẩn chống cháy

Sàn gỗ công nghiệp cũng như rất nhiều vật liệu xây dựng khác đều có tiêu chuẩn về cháy. Mời các bạn tham khảo bảng tiêu chuẩn chống cháy Châu Âu EN 13501 -1.

Bảng tiêu chuẩn chống cháy sàn gỗ Hanasan

Đối với vật liệu lát sàn có ký hiệu:

  • “fl” tức flooring. “s”
  • Mức phát thải khói “s”: giá trị nằm trong khoảng từ 1 (không có/ yếu) đến 3 (cao).
  • Hình thành cháy chảy thành giọt và/hoặc hạt “d”: giá trị nằm trong khoảng từ 0 (không có) cho tới 2 (cao).

Sàn gỗ công nghiệp thì có tiêu chuẩn: Bfl – s1 (B1) và Bfl – s2 (B2). Là vật liệu cháy – rất hạn chế tạo thành ngọn lửa.

6. Tiêu chuẩn về độ trương nở – Khả năng chịu nước

Đây là tiêu chuẩn mà hầu hết mọi người khi tìm hiểu về sàn gỗ công nghiệp rất quan tâm.

Có thể tại các nước Châu Âu không quá quan tâm về Độ trương nở. Nhưng với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam thì Độ trương nở luôn là điều phải nhắc đến đầu tiên khi bạn có nhu cầu lựa chọn sàn gỗ.

Theo tiêu chuẩn TCVN 7753:2007 cốt gỗ HDF đạt tiêu chuẩn thì độ trương nở sau khi ngâm nước ở 25ºC trong 24h: khoảng 12% là đạt tiêu chuẩn.

Còn trên thị trường các loại sàn gỗ có Độ trương nở sau khi ngâm 24h giao động trong khoảng: 4% – 18%. (Ví dụ độ trương nở là 15% có nghĩa là gỗ dày 12mm sau khi ngâm nước 24h sẽ nở ra thành 14.4mm)

  • Cấp độ 4: Trương nở dưới 5%

Đây là cấp độ đánh giá về chất lượng cao nhất ở ván sàn công nghiệp. Thường những thương hiệu sàn gỗ chống nước châu Âu, Malaysia mới có thể đảm bảo tiêu chí chống nước ở cấp độ 4.

  • Cấp độ 3: Trương nở dưới 8%

Đây là cấp độ cũng được các chuyên gia đánh giá là chuẩn cao cấp. Độ dày thay đổi chỉ bằng hoặc dưới 8% chứng tỏ những dòng sàn này cũng thuộc hệ cao cấp. Khả năng chịu nước phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như nguyên liệu đầu vào, độ nén tỷ trọng cao hay thấp, chất keo kết dính đảm bảo tiêu chí an toàn, liên kết tốt hay không.

  • Cấp độ 2: Trương nở dưới 10%

Đây là cấp độ chống nước đạt mức cận cao cấp. Độ dày chỉ thay đổi bằng hoặc dưới 10% chứng tỏ chất lượng của tấm ván cũng đạt ở mức ổn định.

Sau thời gian ngâm trong nước, kết cấu của tấm ván không có sự thay đổi quá nhiều. Cốt gỗ không bị trương nở, phồng lên vượt ngưỡng hay bề mặt không nổi các hạt li ti, rãnh hèm khóa cũng không bị vỡ cấu trúc. Chứng tỏ sản phẩm đó chuẩn chất lượng, các bạn có thể yên tâm lựa chọn.

  • Cấp độ 1: Trương nở dưới 12%

Cốt gỗ HDF sau khi bị ngâm nước trong 1 ngày, phồng lên khoảng 12% sẽ được nhận định về khả năng chống nước ở mức vừa phải, khuyên dùng cho những công trình nhà ở với mật độ đi lại tương đối.

– Đây được xem là thông số kỹ thuật quan trọng quyết định đến chất lượng của một loại sàn bất kỳ. Để có thể đánh giá dòng sàn đó chống nước tốt hay không, người dùng cần hiểu và nắm được cấp độ trương nở của vật liệu ván sàn ở mức nào.

Nếu bạn muốn biết rõ thông số này có thể hỏi nhà cung cấp hoặc tự kiểm tra bằng việc ngâm thử.

Tiêu chuẩn độ trương nở sàn gỗ công nghiệp

7. Tiêu chuẩn về hèm khoá sàn gỗ

Hèm khoá sàn gỗ công nghiệp

Hèm khoá được sử dụng cho sàn gỗ công nghiệp hiện nay chủ yếu là thế hệ III và IV.

Với rất nhiều ưu điểm như:

  • Liên kết chắc chắn, chống xê dịch, trôi hèm.
  • Mạch gỗ khít chống nước, chống bám bụi bẩn.
  • Giúp việc lắp đặt đơn giản hơn không cần sử dụng keo.
  • Có thể tái sử dụng, tháo lắp đơn giản.

Những dòng hèm khoá của Bỉ, Mỹ, Đức như: Valinge Innovations, Uniclic, Innovations4Flooring, Yekalon.

Một số loại đặc biệt chỉ có ở sản phẩm cao cấp như: Tap&Go, 5G, 3L TripleLock & Click4U. Đặc điểm cải thiện tốc độ lắp đặt, không sử dụng búa. Giảm ồn, tiếng kêu của sàn. Tháo lắp tái sử dụng dễ dàng.

bề mặt hèm V và hèm phẳng

Bề mặt cạnh hèm phẳng (T) và Cạnh hèm vát (V)

Để biết thêm thông tin chi tiết mời các bạn đọc thêm bài viết:【HÈM KHOÁ SÀN GỖ】

Trên đây là 7 tiêu chuẩn sàn gỗ công nghiệp không thể thiếu. Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã nắm rõ hơn. Từ đó sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trọng việc lựa chọn được sản phẩm sàn gỗ ưng ý.

Kết luận, việc nắm rõ các tiêu chuẩn sàn gỗ sẽ giúp bạn lựa chọn sản phẩm chất lượng. Phù hợp với nhu cầu và không gian sống của gia đình bạn. Hãy cân nhắc kỹ và đặt niềm tin vào các nhà cung cấp sàn gỗ uy tín trên thị trường để quyết định đầu tư cho ngôi nhà của bạn.

 

Hanasan xin chân thành cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi và tin dùng sản phẩm của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *