Mục lục
- 1 I. Xác định được nhu cầu mục đích sử dụng của mình.
- 2 II. Kinh nghiệm lựa chọn mức giá phù hợp.
- 3 III. Kinh nghiệm chọn màu sàn gỗ.
- 4 IV. Kinh nghiệm chọn và phân biệt các loại cốt gỗ.
- 5 V. Kinh nghiệm chọn bề mặt sàn gỗ
- 6 VI. Kinh nghiệm lắp sàn gỗ: chọn kiểu lắp, kích thước sàn phù hợp.
- 7 VII. Kinh nghiệm lựa chọn loại hèm khoá phù hợp.
- 8 VIII. Kinh nghiệm lựa chọn phụ kiện phào, nẹp phù hợp với sàn.
“Kinh nghiệm chọn sàn gỗ công nghiệp”
Sàn gỗ công nghiệp đang là lựa chọn hàng đầu cho các công trình nhà ở, căn hộ, khách sạn, cửa hàng… Bởi những đặc tính ưu việt mà nó mang lại.
Tuy nhiên việc chọn lựa được loại sàn gỗ phù hợp với công trình của mình. Thoả mãn các yếu tố từ màu sắc, chất liệu, kiểu dáng, giá thành… luôn khiến bạn băn khoăn. Không biết sử dụng loại sàn gỗ nào phù hợp.
Để giúp các bạn nắm bắt tốt hơn về sàn gỗ công nghiệp. Chúng tôi xin phép được chia sẻ với bạn những “kinh nghiệm lắp sàn gỗ công nghiệp” hữu ích nhất để giúp bạn dễ dàng lựa chọn được loại sàn phù hợp với mình.
Sau đây là tổng hợp 8 kinh nghiệm lắp sàn gỗ công nghiệp hữu ích nhất:
I. Xác định được nhu cầu mục đích sử dụng của mình.
Hiện nay trên thị trường có hàng ngàn dòng sản phẩm với đủ các chủng loại. Mỗi loại sẽ phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau. Bao gồm:
- Lắp đặt sàn gỗ cho nhà mặt đất thổ cư bao gồm: Nhà phố, Liền kề, Biệt thự Sân Vườn, Biệt thự Biển.
- Lắp đặt cho: Căn hộ chung cư, Khu tập thể.
- Lắp đặt cho: Văn phòng, Trường học, Bệnh viện, Khách sạn, Trung tâm thương mại, Cửa hàng, Quán Café, Karaoke…
- Lắp đặt sàn gỗ cho: Nhà cho thuê, căn hộ để cho thuê hoặc để bán…
- Ngoài ra còn có thể sử dụng ốp tường, cầu thang, bậc tam cấp…
Bạn nên xác định mục đích nhu cầu sử dụng loại sàn của mình là gì?
Từ việc xác định rõ được mục đích sử dụng cụ thể của mình sẽ giúp bạn dễ dàng chọn được loại sàn ưng ý. Tránh trường hợp bị rối loạn trước hàng trăm, nghìn loại sàn trên thị trường.
Có thể lấy ví dụ thực tế như: “Bạn đang cần cải tạo – thay đổi nội thất căn hộ chung cư của mình – Với mục tiêu sàn sử dụng khoảng từ 7 – 10 năm tới là bạn sẽ bán hoặc chuyển nhà. Bạn không muốn đầu tư quá nhiều cho hạng mục sàn gỗ, nhưng vẫn muốn đảm bảo về chất lượng và hiệu năng sử dụng. Để đáp ứng các yêu cầu ở trên thông thường sẽ sử dụng loại sàn như thể nào?
Đối với trường hợp trên ta nên sử dụng sàn có độ chống xước bề mặt từ AC3-AC4 không cần đến loại AC5 hoặc AC6. Độ dày loại 8mm không cần đến loại 12mm nhằm tiết kiệm chi phí. Nên sử dụng sàn trong nước không cần thiết sử dụng đến sàn nhập khẩu.
II. Kinh nghiệm lựa chọn mức giá phù hợp.
Về mức giá sàn gỗ trên thị trường được chia làm các phân khúc như sau:
a) Phân khúc giá dưới: 200.000đ/1m:
Trong phân khúc này đa phần là các dòng sàn gỗ giá rẻ 8mm của Việt Nam, sàn gỗ thanh lý, xả kho.
Đặc biệt, chúng tôi có những khách hàng cải tạo nhà, thay đổi nội thất thanh lý sàn gỗ đã qua sử dụng với giá 0 đồng – 50.000đ/1m².
Những khách hàng sử dụng loại sàn ở phân khúc này thường không quá quan tâm đến chất lượng, miễn sao có sàn gỗ là được để tiết kiệm tối đa chi phí.
Thường được sử dụng tại các cửa hàng nhỏ, văn phòng cho thuê, shop quần áo… Tham khảo các sản phẩm: Sàn gỗ Thanh Lý – Sàn gỗ Giá Rẻ.
b) Phân khúc giá từ 200.000đ/1m đến 400.000đ/1m
Các loại sàn thuộc phân khúc giá này đang được sử dụng nhiều nhất. Đáp ứng được đầy đủ các yếu tố như: Độ bền, Kiểu dáng màu sắc đa dạng, dùng ổn định.
Trong phân khúc giá này bao gồm các dòng sau:
- Dòng nhập khẩu 8mm Made in Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ. Có thể kể tên một số thương hiệu nổi tiếng như: Rainforest 8mm (Malaysia), Fortune 8mm (Malaysia), Camsan 8mm (Thổ Nhĩ Kỳ), Dongwha 8mm (Hàn Quốc), Binyl 8mm (Đức), Egger (Đức), Kaindl (Áo), Jawa Titanium 8mm (Indonesia)
- Dòng sản phẩm cao cấp sản xuất trong nước trên dây truyền công nghệ Đức, Malaysia… Hoặc những sản phẩm nhập khẩu cốt gỗ HDF từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia như: Charm Wood 12mm, Bandi 12mm (Indonesia), Mayer 12mm (Indonesia), Winfloor 12mm, Winplus 12mm, Grandee 12mm, GoldBal 12mm…
c) Phân khúc giá từ 500.000đ trở lên
Đối với dòng sản phẩm thuộc phân khúc này thì chủ yếu là các dòng nhập khẩu cao cấp.
Điểm khác biệt mà chỉ có các dòng sản phẩm mà ở phân khúc này mới có như:
- Về kiểu dáng thanh gỗ: Có bản gỗ lớn nhất trên thị trường, những tấm gỗ to dài 2m như gỗ xẻ từ cây lâu năm. Phù hợp với các khu vực sảnh lớn diện tích rộng.
- Về bề mặt: Độ chống xước MAX lên đến AC6, Bề mặt sần theo vân EIR chân thực hoặc bề mặt gỗ tự nhiên Engineer là sự kết hợp giữa gỗ tự nhiên và công nghiệp.
- Cốt gỗ siêu chịu nước. Ngâm nước hàng tháng cũng không hỏng. Có những dòng có thể lắp được dưới nước.
- Cốt gỗ sạch nguyên liệu từ gỗ cây rừng trồng. An toàn cho sức khoẻ.
Nói chung dòng sản phẩm thuộc phân khúc giá này không có điểm gì phải chê (ngoài giá thành hơi cao một chút). Một số thương hiệu nổi bật như: Binyl, Camsan, Kronopol, Kronoswiss, Rainforest, Robina, Kaindl, Egger, Jawa Titanium, Clevel, Borneo, Janmi…
III. Kinh nghiệm chọn màu sàn gỗ.
Đối với một không gian nội thất muốn trở nên hoàn hảo thì cần phải sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc của: trần, tường, sàn, cửa, đồ nội thất…
Việc chọn màu sàn gỗ sẽ phụ thuộc vào tổng thể màu sắc của không gian nội thất. Dưới đây là một số cách chọn màu sàn thường được sử dụng mời các bạn tham khảo:
- Sử dụng 3 cách phối màu: Đơn Sắc, Tương phản, Hài hoà.
- Sử dụng nguyên tắc: 60 – 30 – 10. Nguyên tắc này có nghĩa là: Màu chủ đạo (60%), Màu phụ đạo (30%), Màu nhấn mạnh (10%) trong tổng thể không gian nội thất.
- Chọn màu sàn theo bản mệnh gia chủ.
Để rõ hơn về cách chọn màu sàn mời các bạn xem bài viết: Cách phối màu sàn gỗ và nội thất đẹp – Hợp phong thuỷ
IV. Kinh nghiệm chọn và phân biệt các loại cốt gỗ.
Cốt gỗ hay lõi gỗ là phần quyết định rất nhiều đến độ bền, chắc chắn của ván sàn. Cốt gỗ được ép, nén chặt với tỷ trọng càng cao thì gỗ sẽ càng cứng chắc, chống ẩm, chống nước sẽ tốt hơn. Để đánh giá cốt gỗ có tốt hay không thì có 2 tiêu chuẩn cần quan tâm tới đó là: Tỷ trọng và Độ trương nở của cốt gỗ.
Thông thường cốt gỗ tiêu chuẩn để làm sàn công nghiệp là loại gỗ HDF ((High Density Fiberboard) có tỷ trọng trung bình khoảng 800kg/m³. Một số loại sàn gỗ chịu nước có tỷ trọng cao hơn lên đến 900 – 1000 kg/m³.
Khi tìm hiểu về gỗ công nghiệp nói chung hay sàn gỗ công nghiệp nói riêng. Chúng ta thường nghe gỗ có cốt màu xanh sẽ là tốt. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng.
Như đã nên trên, cốt gỗ có tốt hay không phụ thuộc vào tỷ trọng và độ trương nở. Yếu tố màu sắc lõi gỗ chỉ mang tính chất để nhận biết tuy nhiên hiện nay đã bị nhuộm màu làm nhái nhiều. Còn thực sự để làm rõ hơn về màu sắc cốt gỗ mời các bạn xem thêm: Sàn gỗ cốt xanh và Sàn gỗ cốt đen (CDF).
Ngoài ra, khi lựa chọn sàn gỗ các bạn nên chọn loại đạt tiêu chuẩn E1 hoặc E0 về khí phát thải để đảm bảo an toàn về sức khoẻ.
V. Kinh nghiệm chọn bề mặt sàn gỗ
Đối với sàn gỗ công nghiệp có 5 kiểu bề mặt chính. Mỗi kiểu bề mặt sẽ có những đặc điểm riêng như sau:
-
Bề mặt bóng kính:
Loại này phổ biến nhất vào những năm 2008 – 2010. Với ưu điểm bề mặt sàn lúc nào cũng sáng bóng như mới, ít bám bụi. Ưu điểm bề mặt bóng mới này cũng chính là nhược điểm. Bởi loại bề mặt này vết xước sẽ rất dễ lộ nếu vô tình kéo vật nặng làm xước. Bên cạnh đó bề mặt nhẵn trơn trượt ít ma sát sẽ khá bất tiện đối với những gia đình có trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi. Kết luận bề mặt sàn này phù hợp với các không gian sử dụng, đi lại ít như phòng thờ, phòng ngủ.
-
Bề mặt bóng mờ:
Dòng này tương tự như bóng kính. Về độ bóng kém hơn một chút. Tuy nhiên loại này càng sử dụng càng bóng. Về bề mặt không quá mịn như dòng bóng kính nên sẽ tăng khả năng ma sát hơn, Tránh trơn trượt. Loại này độ chống xước bề mặt đạt tiêu chuẩn AC3-AC4.
-
Bề mặt sần bóng lụa:
Loại này được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây bề mặt nhám vừa phải. Đáp ứng được đa phần về tính thẩm mỹ cũng như độ bền. Loại này độ chống xước bề mặt đạt tiêu chuẩn AC4-AC5. Hiện đang là loại được sử dụng nhiều nhất bởi giá thành hợp lý.
-
Sần nhám:
Loại này thường ở các dòng sàn gỗ công nghiệp nhập khẩu cao cấp. Bề mặt sàn rất lì các bạn sử dụng có thể kéo bàn, kéo ghế thoải mái mà không sợ bị xước. Độ chống xước dòng cao cấp này thường là: AC5 – AC6
-
Sần theo vân (EIR):
Bề mặt sàn là dòng cao cấp nhất trên thị trường hiện tại. Bề mặt sần theo lớp giấy tạo vân mạng lại cảm giác chân thật. Độ chống xước bề mặt đạt AC5-AC6.
Những bề mặt sần nhám, hoặc sần theo vân cao cấp đặt tiêu chuẩn chống xước bề mặt AC5, AC6. Nên sử dụng ở những khu vực có mật độ đi lại nhiều như: Khu vực sảnh, tầng 1, phòng khách, các trung tâm thương mại…
Những bề mặt bóng, bóng mờ, bóng lụa đạt tiêu chuẩn AC3, AC4. Thì nên sử dụng ở các khu vực có mật độ đi lại ít hoặc vừa phải.
VI. Kinh nghiệm lắp sàn gỗ: chọn kiểu lắp, kích thước sàn phù hợp.
Đối với việc lựa chọn lát – lắp đặt sàn gỗ để đạt tính thẩm mỹ cao. Ngoài việc chọn được màu sắc loại sàn thì một phần không thể thiếu và quan trọng không kém đó là lựa chọn kiểu lắp đặt.
Phần này chúng tôi xin phép được nêu qua 2 kiểu lắp đặt cơ bản như:
- Sàn thẳng: là kiểu lát sàn gỗ cơ bản nhất. Kiểu truyền thống này được sử dụng rất rộng rãi. Các thanh ván sàn được xếp với nhau và liền mạch. Cách lát sàn này sẽ giúp giảm hao hụt vật tư. Hao hụt khoảng từ 2-5%. Bên cạnh đó còn giúp không gian trở nên rộng rãi và thoáng mát hơn.
- Sàn xương cá: thể hiện sự sang trọng, ấn tượng cho không gian nội thất. Mang lại nguồn cảm hứng cho lĩnh vực thiết kế nội thất. Các thanh ván sàn được sắp xếp đan xen nhau tạo nên hiệu ứng ánh sáng tinh tế, phù hợp với cả thiết kế cổ điển và tân cổ điển. Tuy nhiên kiểu lắp đặt này có độ hao hụt gỗ khá cao giao động từ 6% – 10%. (Gấp đôi so với sàn thẳng)
Mỗi một kiểu lắp đặt sẽ có những đặc điểm riêng phù hợp với từng không gian nội thất.
Để rõ hơn mời các bạn có thể xem bài: Các kiểu lát sàn gỗ
Ngoài ra, sàn gỗ có các kiểu kích thước thanh ván như: Bản nhỏ, bản nhỡ, bản to và bản siêu to. Mỗi loại kích thước thanh ván sàn sẽ phù hợp với diện tích lắp đặt.
- Thông thường đối với diện tích phòng nhỏ hơn 50m² thì nên sử dụng loại: bản nhỏ hoặc bản nhỡ.
- Còn trường hợp lớn hơn 50m² thì nên sử dụng loại bản to hoặc siêu to.
Chi tiết hơn mời các bạn xem thêm: Kích thước gỗ lát sàn và các lựa chọn.
VII. Kinh nghiệm lựa chọn loại hèm khoá phù hợp.
Hèm khoá là phần liên kết các thanh gỗ tạo nên bề mặt sàn. Bạn nên lựa chọn các loại hèm khoá dày dặn, chắc chắn để đảm bảo được sự liên kết. Bề mặt hèm khoá có 2 loại cạnh vát chữ V và hèm phẳng.
Bề mặt hèm phẳng (T)
Đúng như tên gọi của nó 2 thanh ván sàn ghép nối lại với nhau bằng phẳng. Không nhìn ra được rõ các đường kết nối trên bề mặt.
Bề mặt hèm phẳng có một số đặc điểm như:
- Giá thành rẻ hơn bề mặt hèm vát (V)
- Bề mặt Phẳng ít bám bụi.
- Về tính thẩm mỹ: Bề mặt này được đánh giá là không tự nhiên, không tạo được cảm giác tự nhiên của gỗ. (Tuy nhiên một số khách hàng lại thích kiểu này và sử dụng khá nhiều)
- Trường hợp nếu bị ẩm thì khả năng bong lớp bề mặt Laminate là rất cao.
Bề mặt hèm phẳng này đặc biệt phù hợp với khu vực có diện tích rộng, mật độ đi lại nhiều, có thể kéo đẩy đồ vật trên mặt sàn dễ dàng.
Bề mặt hèm vát (V)
Bề mặt vát cạnh do được mài. Khi lắp đặt sẽ nhìn thấy đường chỉ mạch một cách rõ ràng. Một số đặc điểm của loại bề mặt hèm này như:
- Giá thành cao hơn so với hèm phẳng
- Không thích hợp với nơi có bụi nhiều.
- Tính thẩm mỹ được đánh giá cao giống gỗ tự nhiên.
- Cạnh hèm vát (V) tăng ma sát tránh trơn trượt.
- Nếu bị ẩm thì hiện thượng bong mép bề mặt ít hơn sàn phẳng.
VIII. Kinh nghiệm lựa chọn phụ kiện phào, nẹp phù hợp với sàn.
Phụ kiện trong lắp đặt sàn gỗ bao gồm: Phào (len) chân tường, Nẹp và Xốp lót.
- Xốp lót sàn gỗ có các loại như: lót nilon, lót tráng bạc, lót cao su non. Lót nilon và tráng bạc có khả năng chống ẩm tốt, còn lót cao su đàn hồi tạo độ êm cho nền sàn. Bạn nên sử dụng lót có độ dày từ 2mm – 3mm để đảm bảo kỹ thuật.
- Phào/Len chân tường: Để kết nối giữa tường và sàn giúp che đi khoảng cách của sàn và tường. Tạo nên được sự hài hòa trong không gian phòng. Về màu sắc bạn nên lựa chọn phào cùng tông màu với sàn gỗ. Nên sử dụng các loại phào có khả năng chịu ẩm tốt như phào nhựa composite hoặc phào cốt xanh chịu nước.
- Nẹp sàn: Dùng kết nối giữa các khu vực nền sàn khác nhau như: gỗ – đá – gạch… Dùng để ngăn phòng chia khu vực. Nẹp sàn có 2 loại chính là nhựa và hợp kim. Để tiết kiệm chi phí bạn có thể sử nẹp nhựa bởi giá thành rẻ. Tuy nhiên bề mặt nẹp rất dễ bị bong lớp nhựa. Còn tốt nhất thì nên dùng nẹp hợp kim có tính thẩm mỹ cao và độ bền tốt, chắc chắn.
Qua bài viết chia sẻ về những kinh nghiệm lựa chọn – lắp đặt sàn gỗ hôm nay. Hy vọng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn được loại sàn ứng ý.
Để giải đáp thêm thắc mắc của bạn về “Lựa chọn – lát – lắp đặt sàn gỗ công nghiệp” . Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 02466 505 606 – 0886 505 606 để nhận tư vấn trực tiếp!
Xin chân thành cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi!